Những câu hỏi liên quan
Lê Đức Văn
Xem chi tiết
#Love_Anh_Best#
15 tháng 4 2019 lúc 19:37

1. Thế nào là bữa ăn hợp lý? Nêu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích từng nguyên tắc đó?
- Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.
- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình:
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
2. Điều kiện tài chính
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng
4. Thay đổi món ăn

Bình luận (0)

- Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.
- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình:
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
2. Điều kiện tài chính
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng
4. Thay đổi món ăn

Bình luận (0)
#Love_Anh_Best#
15 tháng 4 2019 lúc 19:37

1. Mình quên giải thích, mk bổ sung đây nha bạn:
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
* Nhu cầu dinh dưỡng tuỳ thuộc vào:
- Lứa tuổi, giới tính.
- Thể trạng.
- Công việc
2. Điều kiện tài chính
*Cân nhắc về số tiền hiện có để đi mua thực phẩm.
- Lựa chọn loại thực phẩm đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần.
- Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi, ngon và phổ thông.
- Lựa chọn loại thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính.
- Phối hợp với các loại thực phẩm tự trồng, tự nuôi ﴾nếu có﴿.
+) Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng
- Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.
- Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng:
+ Nhóm giàu chất đạm.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin và chất khoáng
*4. Thay đổi món ăn
- Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.
- Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.
- Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.
- Trong bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm, hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

Bình luận (0)
ê ngu mày nhìn gì, bộ ni...
Xem chi tiết

Câu 1: 

- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong các bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày,...

- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

+ Thực đơn phải có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất của bữa ăn.

+ Thực đơn phải có đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.

+ Thực đơn phải đủ yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

Câu 2: Một VD mẫu:

+ Cơm

+ Cá chiên

+ Thịt kho trứng

+ Rau muống xào

+ Canh rau cải ngọt

Câu 3: 

- VD: Thu nhập của gia đình em chủ yếu bằng tiền lương, tiền thưởng của bố mẹ,...

- Mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm thêm các công việc tuỳ theo sức của mình để góp phần làm tăng thêm thu nhập của gia đình.

Câu 4: Em sẽ... cố gắng giữ gìn đồ đặc trong nhà và đỡ đần các công việc cho ba mẹ, giúp ba mẹ đỡ mệt hơn để kiếm tiền tăng thu nhập cho gia đình.

Câu 5: (Mình không biết làm, xin lỗi bạn nhiều nhé! :<<<)

Chúc bạn học tốt!! ^^

 

Bình luận (2)
Phong Thần
22 tháng 4 2021 lúc 21:42

câu 1: thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thức đơn???  

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn:
- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..)
- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn.
- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn.

câu 2: em hãy lên thực đơn cho một bửa ăn thường ngày?

 *Bữa sáng:
- Trứng ốp la
- Xúc xích chiên
- Bánh mì nướng
- 1 cốc sữa tươi
* Bữa trưa:
- Cơm
- Thịt kho tàu
- Dưa chua
- Canh bí đao nấu tôm khô
* Bữa tối:
- Cơm
- Sườn cốt lết ram
- Canh xà lách xoong nấu nấm (cải xoong)
- Măng xào 
- Dưa leo

câu 3: thu nhập của gia đình em là gì? em hảy cho biết các biện pháp tăng thu nhập gia đình?

Thu nhập bằng tiền. Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ:

- Người la động có thê tăng thu nhập bằng cách: tăng năng suất lao động, làm gia công tại nhà, tăng ca

- Người đã nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn có thể tăng thu nhập bằng cách gia công tại gia đình

- Sinh viên có thể bán hàng, làm kinh tế phụ, nhận thêm việc, tham gia quảng cáo...

câu 4: em làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?

Giúp cha mẹ làm công việc nội trợ, làm vệ sinh nhà cửa, giúp làm các công việc nhỏ phát sinh trong ngày...

câu 5 : hãy kể tên những khoản chi tiêu của gia đình em mà em biết?

Các khoản chi tiêu trong gia đình là:
- Chi tiêu các nhu cầu vật chất : như ăn,mặc, ở, đi lại
- Chi tiêu cho các nhu cầu văn hoá tinh thần : học tập, giao tiếp, giải trí

Bình luận (1)
Hoàng Minh Hiếu
22 tháng 4 2021 lúc 21:44

Câu 1: 

- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong các bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày,...

- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

+ Thực đơn phải có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất của bữa ăn.

+ Thực đơn phải có đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.

+ Thực đơn phải đủ yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

Câu 2: Một VD mẫu:

+ Cơm

+ Cá chiên

+ Thịt kho trứng

+ Rau muống xào

+ Canh rau cải ngọt

Câu 3: 

- VD: Thu nhập của gia đình em chủ yếu bằng tiền lương, tiền thưởng của bố mẹ,...

- Mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm thêm các công việc tuỳ theo sức của mình để góp phần làm tăng thêm thu nhập của gia đình.

Câu 4: Em sẽ... cố gắng giữ gìn đồ đặc trong nhà và đỡ đần các công việc cho ba mẹ, giúp ba mẹ đỡ mệt hơn để kiếm tiền tăng thu nhập cho gia đình.

Bình luận (8)
ê ngu mày nhìn gì, bộ ni...
Xem chi tiết
Phong Thần
22 tháng 4 2021 lúc 20:46

Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Bình luận (1)
Phạm Hoàng An
22 tháng 4 2021 lúc 20:50

bữa ăn hợp lí là bữa ăn

  -có đầy đủ chất dinh dưỡng

  - hợp lí về nhu cầu tài chình của gia đình

  -thay đổi món ăn, phương pháp, cách trình bày cho thành viên trong gia đình k nhàm chán thêm phần hấp dẫn và ngon miệng

   -hợp lí về nhu cầu của các thành viên trong gia đình

Bình luận (1)
Phong Thần
22 tháng 4 2021 lúc 20:58

Ví dụ 1:Thịt rang (chất đạm ,chất béo can xi); Cá rán (Chất khoáng, chất béo); Thịt bò xào (chất đạm, chất béo); Cà muối (chất khoáng, chất xơ,); Cơm (chất đường bột)

Ví dụ 2: Cơm (chất đường bột); Nước chấm; Rau luộc (Vitamin, chất xơ)

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 11 2023 lúc 16:00

Em sắp xếp giá đựng bát, đũa của gia đình em theo các nhóm: bát to, bát bé, đĩa, thìa, đũa, nhờ việc sắp xếp như vậy việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:46

a. Trợ từ: “ư” => thái độ bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật

b. Trợ từ: “à” => diễn tả một việc đó đã diễn ra rất nhiều lần, đến chán nản

c. Trợ từ: “ạ” => sự kính cẩn, lễ phép

d. Trợ từ: “đến” => diễn tả một việc gì đó vượt ngoài khả năng

=> Chức năng: bổ nghĩa, nhấn mạnh

Bình luận (0)
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
T༶O༶F༶U༶U༶
20 tháng 5 2019 lúc 21:02

à cái này ở chỗ tui không cần phải tự làm đâu , ở trường tui cô  chủ nhiệm photo đáp án cho bọn tôi chép rồi nộp cơ :))))) 

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 20:32

Tham khảo!

Ở phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã chỉ ra những bằng chứng về lợi thế của nơi cần chuyển đến – thành Đại La, từ nhiều phương diện: vị trí ở trung tâm đất nước, thế đất đẹp, sự tiện lợi, dân cư đông đúc và muôn vật đều có điều kiện sinh sống, phát triển,... Từ đó, nhà vua đưa ra ý kiến, lí lẽ mang tính quyết định của mình trên cơ sở sự đồng thuận của mọi người.

Bình luận (0)
Đào Trọng Uy Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:14

Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lý do hết sức vô lí được đưa ra.

Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.

Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.

Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.

Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!

Bình luận (0)